Việc nhổ răng không được khuyến khích trong giai đoạn thai kỳ kể cả sau khi đẻ. Bởi trong giai đoạn này, bất kỳ tác động nào cũng có thể ảnh hưởng đến mẹ và bé. Tuy nhiên, trong trường hợp phải nhổ răng vì tình trạng sâu răng quá nặng thì vẫn có thể tiến hành nhổ bỏ răng sâu. Ấy vậy, bác sĩ phải thăm khám kỹ lưỡng và có những chỉ định phù hợp để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Những bệnh lý răng miệng mà phụ nữ mang thai thường gặp phải
Trong giai đoạn thai kỳ, nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ bắt đầu thay đổi. Do đó có thể dẫn đến một số vấn đề răng miệng như sau:
Viêm nướu
Giai đoạn mang thai, hệ miễn dịch, thể trạng cơ thể bắt đầu yếu dần. Từ đó sức đề kháng cũng trở nên kém hơn bình thường cùng với việc vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập, hình thành nhiều mảng bám dưới chân răng và gây viêm nướu.
Viêm nướu gây sưng đau và chảy máu khi bạn đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa hoặc ngay cả khi bạn không làm gì cả. Thông thường, từ tháng thứ 3 trở đi, tình trạng viêm nướu răng ngày càng trở nên nặng hơn. Đối với những người phụ nữ đã bị viêm nướu trước khi mang thai. Hãy chữa trị sớm nhất có thể vì về sau tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn!
Nếu không can thiệp điều trị kịp thời, viêm nướu có thể trầm trọng hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu cũng như thai nhi.
Viêm nha chu
Viêm nướu nếu chủ quan không chữa trị kịp thời, lâu ngày sẽ trở nặng và hình thành viêm nha chu. Căn bệnh này tạo cảm giác đau nhức, khó chịu cho mẹ bầu. Nướu trở nên sưng đỏ, hình thành các túi nha chu chứa đầy mủ trắng, vi khuẩn. Khiến khoang miệng có mùi hôi cực kỳ khó chịu.
Nếu không điều trị viêm nha chu sớm?. Căn bệnh này sẽ phá hủy các mô nâng đỡ chân răng khiến răng bị lung lay, tiêu xương ổ răng, rụng răng và thậm chí là nhiễm trùng máu. Điều này cực kỳ nguy hiểm đối với cả mẹ và bé.
Sâu răng
Sâu răng là bệnh lý thường hay gặp phải ở phụ nữ đang mang thai. Vì lúc này, cơ thể có xu hướng thèm ăn các loại đồ ngọt. Hoặc các tình trạng ốm nghén, nôn mửa làm tăng lượng axit trong khoang miệng. Điều này khiến men răng bị ăn mòn, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra tình trạng sâu răng.
Mòn men răng
Buồn nôn, ốm nghén, trào ngược dạ dày góp phần làm tăng lượng axit có trong khoang miệng. Khi lượng axit trong khoang miệng cao hơn mức bình thường sẽ làm bào mòn men răng
Phụ nữ mang thai có nhổ răng được không? Có nguy hiểm đến sức khỏe toàn thân không?
Theo nha sĩ, việc nhổ răng không được khuyến khích thực hiện đối với hầu hết các mẹ bầu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là việc nhổ răng sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi.
Đối với những trường hợp mắc phải các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng. Hoặc các bệnh nhân không thể tiếp tục “sống chung” với những chiếc răng đau nhức. Vậy phương pháp nhổ răng là điều thực sự cần thiết để giải toả nỗi “khốn đốn” lâu dài.
Sau đây là những trường hợp phải thực hiện nhổ răng dù đang trong giai đoạn thai kỳ:
- Tình trạng đau nhức răng dữ dội, kéo dài mà không xuyên giảm, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày.
- Các bệnh lý răng miệng của mẹ bầu có nguy cơ nhiễm trùng. Tình trạng này có thể lan rộng, gây nguy cơ nhiễm trùng máu và ảnh hưởng đến thai nhi.
- Các vấn đề răng miệng có khả năng làm tăng nguy cơ để lại những di chứng vĩnh viễn cho răng và nướu.
Nếu bắt buộc phải nhổ răng thì thời điểm nào tốt nhất để mẹ bầu nhổ răng?
Phụ nữ đang mang thai hoàn toàn có thể nhổ răng. Trong những trường hợp răng bị hư hỏng quá nặng do sâu răng. Khiến cả hàm răng có thể gặp nguy hiểm, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Trong trường hợp các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Vậy nhổ răng là phương pháp cuối cùng mà bác sĩ sẽ lựa chọn thực hiện.
Không nhổ răng trong 3 tháng đầu tiên trong giai đoạn mang thai
Đây là giai đoạn bào thai bắt đầu hình thành và phát triển những bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể thai nhi. Do đó, bác sĩ bắt buộc phải trì hoãn mọi biện pháp nha khoa gây tác động lên người mẹ. Trong khoảng thời gian này cũng chỉ nên thực hiện những biện pháp giảm đau cơ bản. Giảm tối thiểu tác động như chườm nước đá để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi
3 tháng tiếp theo trong giai đoạn thai kỳ mẹ bầu có thể nhổ răng
Đây là khoảng thời gian thai nhi đã phát triển đầy đủ các bộ phận trên cơ thể và bắt đầu bước vào giai đoạn ổn định. Đây sẽ là thời điểm lý tưởng để nhổ răng khi phụ nữ mang thai. Tuy nhiên bác sĩ sẽ chỉ thực hiện nhổ những ca nhổ răng đơn giản, hạn chế thực hiện những ca khó như nhổ răng khôn.
Bác sĩ chỉ định không nên nhổ răng trong giai đoạn 3 tháng cuối cùng
Mẹ bầu cần lưu ý 03 tháng đầu và 03 tháng cuối cần phải cẩn thận khi nhổ răng. Bởi vì giai đoạn này, thai nhi đã phát triển tương đối lớn, dầy đủ. Việc ngồi trên ghế nha khoa trong suốt quá trình nhổ răng là một tư thế khá trở ngại đối với bà bầu. Không những thế, căng thẳng do đau nhức gây ra có nguy cơ khiến các mẹ bầu sinh non.
Nếu cảm giác đau nhức quá dữ dội, khiến cơ thể của mẹ bầu bị suy nhược, không thể chịu được. Các bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện nhổ răng cho mẹ bầu sau. Cụ thể vào tháng đầu tiên trong giai đoạn 3 tháng cuối cùng (tức là tháng 7). Ngoài tháng này ra, chắc chắn nha sĩ sẽ khuyến cáo không nên nhổ răng cho đến khi đứa bé chào đời.
Cách chăm sóc răng miệng trong giai đoạn thai kỳ
Trong giai đoạn thai kỳ, để chăm sóc răng miệng ở trạng thái tốt nhất, mẹ bầu nên chú ý những vấn đề sau đây:
- Điều chỉnh lượng thức ăn nạp vào cơ thể thích hợp, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, B12, canxi,..
- Hạn chế tối đa các món ăn chứa nhiều tinh bột và đường. Các món này sẽ gây ra bệnh sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu. Thậm chí là gây ra tình trạng tiểu đường thai kỳ
- Mẹ bầu nên tránh các thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng để răng không bị kích thích gây cảm giác đau nhức.
- Bổ sung nhiều nước lọc cho cơ thể là giải pháp hiệu quả để tăng tuyến nước bọt, giúp ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng.
- Đánh răng đúng cách, ít nhất 2 lần/ ngày. Bên cạnh đó, kết hợp với chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch các mảng bám thức ăn còn sót lại trên răng.
- Sau khi nôn nghén mẹ bầu nên súc miệng lại bằng nước sạch để loại bỏ lượng axit thừa trong miệng. Ngăn ngừa tình trạng mòn men răng.
- Sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng phù hợp để tránh làm tổn thương răng.
Thông qua bài viết trên, hi vọng các mẹ bầu không còn quá lo lắng về vấn về phụ nữ mang thai có nhổ răng được không. Mọi phương pháp điều trị phải được sự cho phép của bác sĩ.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về việc nhổ răng hoặc các vấn đề răng miệng khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0943 638 163 để được đội ngũ chăm sóc khách hàng giải đáp và tư vấn miễn phí nhé!!