Phụ nữ mang thai có Cắm Implant được không?

phu nu mang thai co nen cam implant

Trồng răng Implant là giải pháp tối ưu cho tình trạng mất răng hiện nay. Tuy nhiên, sẽ có một vài trường hợp mà bác sĩ khuyến khích không áp dụng phương pháp này. Nhiều chị em thắc mắc rằng “Liệu phụ nữ mang thai có thể trồng răng Implant được không?”. Bài chia sẻ này sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết cho thắc mắc đó.

1. Tiêu chuẩn sức khỏe trước khi trồng răng Implant? 

tieu chuan suc khoe truoc khi cam implant

Để đảm bảo sự an toàn và tỷ lệ thành công cao trong quá trình trồng răng Implant, bạn cần đáp ứng một số tiêu chuẩn về sức khỏe như sau:

a. Sức khỏe tổng quát

  • Tiền sử không mắc các bệnh mãn tính nặng hoặc chưa kiểm soát tốt (tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, loãng xương).
  • Phải có hệ miễn dịch tốt, không bị các bệnh lặt vặt thường xuyên.
  • Sức khỏe tinh thần ổn định, thoải mái, không lo âu hay trầm cảm.
  • Đặc biệt, không mắc các bệnh truyền nhiễm (HIV, viêm gan B, viêm gan C).

b. Sức khỏe răng miệng

  • Răng miệng sạch sẽ, bác sĩ kiểm tra không mắc viêm lợi, viêm nha chu.
  • Xương hàm đủ điều kiện: mật độ xương tốt, đủ dày và rộng để neo trụ Implant.
  • Khớp cắn bình thường, không sai lệch hoặc sai lệch nhẹ.

c. Các lưu ý khác

  • Không hút thuốc lá hoặc dừng hút thuốc lá tối thiểu 2 tuần trước trồng răng Implant.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia trước và sau cấy ghép Implant.
  • Bệnh nhân cần cung cấp đầy đủ thông tin sức khỏe cho bác sĩ trước khi trồng răng Implant. (Bao gồm cả bệnh lý đang mắc và thuốc đang sử dụng)

2. Tại sao phụ nữ khi mang thai cần tránh/ hạn chế phẩu thuật? 

Có một số quan điểm rằng: “Phẫu thuật ở các vùng mặt như cắt mí, làm răng, xăm môi, xăm mày, hay nâng mũi…” thì những bộ phận này không ảnh hưởng gì đến thai nhi. Nhưng sự thật không phải như vậy. Dù thai kỳ đang ở bất kỳ giai đoạn này, các chị em nên tránh hoặc hạn chế phẫu thuật. Cụ thể hơn vì một số lý do như sau:

Nguy cơ cho thai nhi

  • Ảnh hưởng của thuốc gây mê, thuốc giảm đau hay các loại thuốc khác: Trong quá trình phẫu thuật, các loại thuốc đưa vào cơ thể có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi.
  • Nguy cơ sẩy thai: Ở giai đoạn đầu mang thai, phẫu thuật có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai.
  • Nguy cơ sinh non: Phẫu thuật có thể dẫn đến sinh non, đặc biệt là ở những phụ nữ mang thai trên 20 tuần.
  • Dị tật bẩm sinh: Một số loại thuốc dùng trong phẫu thuật có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Nguy cơ cho mẹ

  • Nguy cơ biến chứng phẫu thuật: Khi phụ nữ có thai kỳ sẽ có sự gia tăng của hormone estrogen và sự thay đổi trong tĩnh mạch phụ nữ dẫn đến tình trạng đông máu nội mạch ở bà bầu có xu hướng cao hơn gấp 11 lần so với bình thường.
  • Nguy cơ tiền sản giật: Phẫu thuật có thể làm tăng nguy cơ tiền sản giật, một tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến cao huyết áp, tổn thương gan, và suy thận.
  • Nguy cơ sinh mổ: Phụ nữ mang thai đã từng phẫu thuật thường có sức khỏe không tốt như trước nên có thể tăng nguy cơ sinh mổ.

Tuy nhiên, cũng không hẳn là phụ nữ hoàn toàn tránh xa việc phẫu thuật, trong một số trường hợp đặc biệt, khi việc phẫu thuật là cần thiết hoặc cấp bách. Chẳng hạn như: 

  • Cấp cứu y tế: Một số trường hợp cấp cứu y tế, việc phẫu thuật để cứu hay chữa bệnh cho người mẹ.
  • Bệnh lý nguy hiểm cho mẹ: Nếu chẳng may, ngời mẹ mắc một số bệnh lý như u xơ,.. Bác sĩ sẽ cân nhắc có thể cần được điều trị bằng phẫu thuật.

3. Quy trình cắm ghép Implant chuẩn y tế? 

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

  • Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, đánh giá tình trạng răng miệng, sức khỏe tổng thể và chụp X-quang để xác định xem bạn có đủ điều kiện cấy ghép implant hay không.
  • Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về các loại implant phù hợp, quy trình cấy ghép, thời gian điều trị, chi phí và các nguy cơ tiềm ẩn.
  • Bạn cần cung cấp cho bác sĩ đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe của bản thân, bao gồm cả các bệnh lý đang mắc, thuốc đang sử dụng,…

Bước 2: Lên kế hoạch điều trị

  • Sau khi bạn đã đồng ý cấy ghép implant, bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị chi tiết, bao gồm thời gian cấy ghép, vị trí cấy ghép, loại implant sử dụng,…
  • Bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm bổ sung, chẳng hạn như xét nghiệm máu, chụp CT Cone Beam, đo huyết áp…

Bước 3: Cấy ghép implant

  • Bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng thuốc gây tê tại chỗ để làm tê vùng cần cấy ghép.
  • Sau đó, bác sĩ sẽ rạch nướu và đặt trụ implant vào xương hàm.
  • Cuối cùng, bác sĩ sẽ khâu nướu lại.

Bước 4: Giai đoạn lành thương

  • Sau khi cấy ghép implant, bạn cần có thời gian để lành thương, thường là từ 3 đến 6 tháng.
  • Trong giai đoạn này, bạn cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo implant tích hợp tốt với xương hàm.

Bước 5: Gắn mão sứ

  • Khi implant đã tích hợp tốt với xương hàm, bác sĩ sẽ tiến hành gắn mão sứ lên trụ implant.
  • Mão sứ sẽ giúp phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng.

Bước 6: Tái khám định kỳ

  • Tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm tra tình trạng implant và mão sứ.

4. Vậy phụ nữ mang thai có trồng răng Implant được không?

Câu trả lời là không nên, thay vào đó, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con thì chị em nên đợi sau khi sinh em bé xong, khi mẹ hồi lại sức khỏe và ổn định tâm lý tâm lý thường để tốt nhất là khoảng thời gian từ 12 – 18 tháng sau khi em bé đã cai sữa mẹ. Có như vậy thì mẹ mới đủ điều kiện để phẫu thuật và đồng thời kết quả cấy ghép Implant mới đạt kết quả tối ưu.

Tuy nhiên, để đảm bảo sự chắc chắn trước khi trồng implant. Mẹ hãy thăm khám sức khỏe và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước. Bên cạnh đó, cung cấp đầy đủ thông tin để bác sĩ nắm thông tin tốt nhất.

Cảm ơn các bạn đã đọc tới đây! Trên đây là bài viết mà các mẹ cần quan tâm về trồng răng implant trong giai đoạn thai kỳ. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, Haki Dental luôn sẵn sàng tư vấn và kiểm tra cho bạn!

 

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận